Trách Nhiệm Xã Hội – Sâm Ngọc Linh Kon Tum

Tại Sâm Ngọc Linh chúng tôi tâm niệm rằng, kinh doanh không chỉ tạo ra lợi nhuận, thay vào đó là việc nuôi dưỡng mối quan hệ giữa khách hàng và gắn trách nhiệm xã hội với mục tiêu phát triển bền vững . Đó là lý do những thành viên sáng lập Sâm Ngọc Linh Group luôn lấy tôn chỉ phụng sự vì cộng đồng thay cho mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận.

Bảo tồn và gìn giữ lá phổi xanh núi rừng Tây Nguyên mà cụ thể là gìn giữ bảo tồn khu rừng nguyên sinh núi Ngọc Linh nơi có nhiều giống cây dược liệu quý hiếm và nhiều động vật quý hiếm. Nguyên nhân do sức ép về kinh tế, xã hội ngày càng tăng do dân số các vùng có rừng tăng nhanh, đặc biệt là tình trạng dân di cư tự do dẫn đến nhu cầu về đất ở và đất canh tác gây sức ép lớn lên rừng tự nhiên trong khu vực gần núi Ngọc Linh, bà con người đồng bào với thói quen di canh du mục nên việc nỗ lực ổn định sinh kế cho bà con là điều mà chúng tôi luôn quan tâm tới hàng đầu.

Công ty Cổ Phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum đã trao tặng gần 50.000 cây giống sâm Ngọc Linh có giá trị gần 15 tỷ đồng cho người dân ở trong vùng chỉ dẫn địa lý của 2 huyện Tumơrông và Đăk Glei. Đây là năm thứ 7 liên tiếp công ty cấp giống cho dân nghèo trong vùng phát triển sâm Ngọc Linh.

Việc cấp sâm giống cho dân, chúng tôi mong muốn thay đổi tập quán phát nương làm rẫy, thay đổi ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng để trồng cây dược liệu và sâm Ngọc Linh. “ Hiện công ty đang phối hợp với chính quyền các cấp vận động bà con tham gia dự án Trồng sâm Ngọc Linh gắn với bảo vệ phát triển rừng” –  ông Trần Hoàn, Tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum khẳng định.

Đến nay, công ty đã ký hợp đồng liên kết trồng sâm Ngọc Linh với 300 hộ dân ở 20 thôn của 3 xã Tê Xăng, Măng Ri và Ngọc Lây của huyện Tumơrông. Theo đó, ngoài việc trả lương, cung cấp lương thực, thực phẩm và quần áo, hàng năm công ty còn cấp miễn phí mỗi hộ dân 100 cây giống (trị giá 30 triệu đồng) để người dân tự trồng sâm trên quỹ đất của công ty đang quản lý. Sản phẩm khi thu hoạch đều thuộc về người dân.

“Cấp giống mà không giám sát, quản lý thì hỏng. Người dân trồng mà không chăm sóc, bảo quản, chỉ một thời gian cây sẽ chết”. Điều đó đòi hỏi quá trình nổ lực của đội ngũ các cán bộ kỹ thuật của công ty luôn theo sát hướng dẫn bà con để đảm bảo được đúng quy trình gieo ươm, chăm sóc cây sâm Ngọc Linh.

Theo anh A Liêm ở làng Pu Tá xã Măng Ri huyện Tumơrông cho biết: Nhờ công ty cấp giống nên gia đình cũng đã trồng được một ít diện tích. Những hạt mần giống đầu tiên do công ty cung cấp cũng đã cho hạt. Hiện chúng tôi chỉ trồng, lấy hạt để mở rộng diện tích, chưa bán củ tươi. Khi lá sâm rụng, chúng tôi có thể gom bán. Hiện cuộc sống gia đình vẫn ổn định vì ngoài cấp giống, công ty còn hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho dân.

Quyết tâm bảo tồn nguồn gene giống bản địa, và đảm bảo được quy trình phát triển tự nhiên dưới rừng của Công ty Cổ Phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum điều đó giúp cho bà con đồng bào Xê Đăng thay đổi thói quen canh tác và có thêm thu nhập ổn định.

Tại 9 xã thuộc 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei, người Xơ Đăng ở đây đang giàu lên từng ngày nhờ trồng cây sâm Ngọc Linh và nhiều loại dược liệu khác dưới tán rừng. Với giá bán trung bình trên 150 triệu đồng/kg sâm Ngọc Linh tươi như hiện nay, từ chính núi rừng quê hương ngày càng có thêm nhiều triệu phú người Xơ Đăng.

Thực tế cho thấy, mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng đã mang lại lợi ích kép, người dân vừa bảo vệ rừng, hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng vừa làm giàu được từ rừng. Làm việc chặt chẽ với nông dân, nên Công ty Cổ Phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum dành một phần lợi nhuận để phân phối lại cho nông dân thông qua các chương trình xã hội, chuyển giao kỹ thuật và từ thiện. Trong đó nổi bật là Công ty đã phối hợp với Ủy ban nhân dân hai huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) tổ chức trao tặng, cấp phát 46.500 cây giống sâm Ngọc Linh cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số của hai huyện.

Đội ngũ gần 1.300 người triển khai chương trình tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, tự nhiên cùng tỉnh Kon Tum phấn đấu đến năm 2030 trồng được ít nhất 10.000 ha cây sâm Ngọc Linh, cùng với các cây dược liệu khác, xây dựng Kon Tum thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước.

Đối với một doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của một công ty để tối đa hóa các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường lâu dài thông qua các hoạt động kinh doanh, các chính sách và các nguồn lực, góp phần tăng cường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc tăng cường mối quan hệ với khách hàng, người nông dân và đặc biệt với giá trị lớn nhất mà Sâm Ngọc Linh luôn hướng tới đó là gìn giữ “Quốc Bảo” Việt Nam núi Ngọc Linh.

Với một xã hội đang bị khủng hoảng niềm tin thì giá trị niềm tin được định nghĩa bởi sự sẵn lòng chung tay vào một cộng đồng có những lợi ích chung bền vững mang tính cam kết về trách nhiệm lâu dài. Hoạt động vì những mục tiêu sức khỏe của xã hội và cùng nhau lan tỏa những sản phẩm tinh hoa của dược liệu Việt là điều công ty chúng tôi luôn cam kết và thực hiện suốt bao năm qua.

Sâm Ngọc Linh là một dự án xây dựng dựa trên nền tảng các hoạt động có khả năng tạo nên chuỗi giá trị tốt cho doanh nghiệp thông qua việc tiếp cận các vấn đề và thách thức mang tính chiến lược. Đồng thời tạo nên những lợi ích mang tầm ảnh hưởng tốt hơn cho xã hội. Lợi ích đầu tư xã hội (Social investment): hay hoạt động hỗ trợ xây dụng cơ sở hạ tầng vật chất hay tinh thần cho cộng đồng nâng cao chất lượng cuộc sống. Các hoạt động đầu tư xã hội này nên gắn liền với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để nhằm mang lại lợi ích đầu tư cho doanh nghiệp.

– Hành xử: Minh bạch và Tạo niềm tin (Transparency and building trust): Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp cởi mở, kinh doanh hợp pháp, minh bạch thông tin và tạo dựng niềm tin về doanh nghiệp và các thương hiệu của doanh nghiệp trong xã hội.

– Phát triển theo mong đợi của xã hội (Meet increased Public expectations): Không chỉ làm tròn trách nhiệm của doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm mà còn phải hỗ trợ và bảo vệ môi trường kinh doanh, thúc đây sự phát triển của xã hội và cộng đồng.

Trả lời